Lược sử Thị trường và Doanh nhân Bất Động Sản Việt Nam - Phần 4 - D: : Phân tích dự đoán hậu NcoV – Kỳ thiên nga đen 2020

Tin tức thị trường

2020-12-17 08:31:30

DỰ ĐOÁN HẬU NCOV : THỊ TRƯỜNG BĐS SẼ XUỐNG ĐÁY SÂU NHẤT SAU KHI TTCK CHẠM ĐÁY

*Kịch bản thứ nhất nếu NcoV được khống chế đầu Qúy 3 như kế hoạch của CP thì nền kinh tế sẽ phục hồi theo chữ U hẹp, đáy TTCK sẽ xuất hiện trong Q3-4, Thị trường Bđs ngấm đòn sau đáy TTCK 6 tháng nên sẽ xuống dốc 2021-2022.

 

*Kịch bản thứ hai nếu NcoV được khống chế cuối năm, hoặc xấu hơn là đã khống chế được xong lại bùng phát lại trong năm 2021 thì nền KT sẽ phục hồi theo chữ U đáy rộng, phần lớn doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp trở về điểm xuất phát trước đây 15 năm, kể cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đáy sâu nhất TTCK sẽ xuất hiện trong 2021, Thị trường Bđs ngấm đòn sau 6 tháng sẽ xuống dốc đóng băng nặng hơn, lâu hơn 2022-2025.

 

Điểm qua các kế hoạch của chính phủ nhằm cứu vãn nền KT bao gồm : Gói chính sách tiền tệ 300K tỷ, gói an sinh xã hội 62K tỷ, gói hỗ trợ tài khóa thuế 180K tỷ, gói hỗ trợ các loại phí 40K tỷ. Và đặc biệt cần đẩy nhanh gói đầu tư công 700K tỷ (mục tiêu có thêm vốn ODA theo đầu tư công), trước tiên ưu tiên làn 8 đoạn cao tốc Bắc Nam, Trung Lương Mỹ Thuận, sân bay Long Thành, nhằm tan cục máu đông lưu chuyển tiền tệ, tạo ra các công trình giao thông huyết mạch mới, và cơ quan mới như sb Long Thành để từ đó các tập đoàn tư nhân lập dự án, doanh nghiệp, người dân tới đó đầu tư, xuống tiền tạo dòng chảy cho tiền đang bị tắc khi nền kinh tế suy thoái. Khi mà hiện trạng tiền từ đầu tư nước ngoài đang ngưng lại hoặc cân nhắc rót tiếp vào VN, tiền nằm tại ngân hàng không nhúc nhích, tiền nằm im ở túi mỗi người, đều chờ VN tuyên bố hết dịch để chảy xuống lại.

 

Năm 2020 với tình hình tất cả các ngành nghề đều bị thất thu, thu ngân sách giảm, thu từ dầu khí giảm do giá dầu TG giảm mạnh, kiều hối cũng giảm do hầu hết đã về, số ở lại đã chuyển chế độ chi tiêu tiết kiệm. Vì vậy chúng ta cần thích nghi sớm với môi trường kinh doanh biến đổi thay vì chờ đợi, rồi lại chờ đợi tình hình trở lại như cũ hoặc chờ CP cứu trợ khi mà khủng hoảng đang diễn ra trên diện rộng. Số người nhiễm virus chỉ có vài trăm, nhưng số doanh nghiệp nhiễm virus tê liệt kinh doanh, tắc máu dòng tiền, lợi nhuận âm đã ăn vào vốn đã lên tới vài trăm ngàn doanh nghiệp.

 

Nếu tình trạng này kéo dài tới năm 2021 thì 74% doanh nghiệp sẽ chết hẳn không thể phục hồi vì số ô xi (tiền) cứu trợ là hữu hạn so với số doanh nghiệp đang mắc bệnh là quá nhiều và không thể đáp ứng ngay vì cần thời gian xét duyệt. Và nên để ý rõ là gói 300K tỷ lần này khác với gói kích thích KT (cứu trợ) 150K tỷ năm 2009-2010 về bản chất, gói kỳ trước là từ quỹ dự trự ngoại hối, ngân sách nhà nước, gói kỳ này là tiền các NHTM tự đàm phán với doanh nghiệp để cho vay nên tiếp cận nó khó hơn nhiều.

 

Vì vậy chiến lược khả dĩ nhất là sớm kiểm soát được dịch, nếu sử dụng chiến lược sống chung với dịch, khoanh vùng sản xuất, cô lập từng tỉnh 1 để vẫn sản xuất kinh doanh bình thường tại tỉnh đó, giám sát hạn chế đi lại các tỉnh với nhau, sống chung với NcoV, tỉnh nào xuất hiện dịch thì tập trung dập tỉnh đó, các tỉnh khác vẫn hoạt động bình thường đang là một giải pháp mà CP ta cân nhắc.

 

Tất cả chúng ta không nên kỳ vọng cuộc sống sớm sẽ trở lại bình thường ngay như trước kia, vì nguy cơ tái dịch vẫn còn khi chúng ta mở cửa có kiểm soát đón dòng vốn và dòng người trở lại. Giãn cách xã hội cục bộ hay diện rộng vẫn có thể xảy ra tới khi nào có vacxin, dự đoán mất 18 tháng thử nghiệm phát triển, và ước khoảng sau 2 năm (có thể còn lâu hơn) mới sản xuất đủ vacxin cho tất cả mọi người. Chính vì vậy chỉ có đáy hình chữ V với một số ngành nghề kinh doanh hàng thiết yếu, còn tất cả sẽ là đáy hình chữ U trong đó có cả Bđs. Nhiều ngành mới sẽ được sinh ra, một số ngành cũ sẽ mất đi, đây cũng là lúc diễn ra các cuộc M&A lớn, những ông chủ mới xuất hiện.

 

SAU NĂM 2020 VIỆT NAM SẼ BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐỔI MỚI LỚN NHẤT LẦN THỨ 2 KỂ TỪ SAU 1986

Tới đây các bạn, những người có khát vọng kinh tế đã có cái nhìn khái quát về sự vận hành kinh tế TG, VN qua 3 chu kỳ Bđs kể từ khi mở cửa, thấy rõ con đường phấn đấu đi lên giới tinh hoa, là những người nắm giữ chức vụ cao bộ máy nhà nước, những chủ ngân hàng, tập đoàn KT lớn.

 

Chúng ta cần lành mạnh TTCK không để TTCK như 1 chiếu bạc, nhà đầu tư CK chỉ biết tiền là trên hết, chỉ đầu tư những mã cổ phiếu bị thao túng làm giá miễn sao có lời, làm lu mờ những mã cổ phiếu tử tế. Chúng ta cần một thị trường Bđs tử tế hơn hướng tới những giá trị Bđs nhân sinh hơn, nhà đất dễ tiếp cận với đại đa số người dân hơn, vì dân có an cư thì mới lạc nghiệp, phát triển kinh tế. Không thể để sau mỗi kỳ khủng hoảng thì giới tài chính ngân hàng giầu hơn vì thâu lại tài sản doanh nghiệp đã chết với giá rẻ, không thể để các tập đoàn Bđs thao túng những gói sản phẩm bds mất cân đối như codotel để khi biến cố nó biến thành một nguồn lực đất nước bị lãng phí.

 

Đất nước cần những con người trong giới tinh hoa ấy có biết ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu giành độc lập, để nay hòa bình và phát triển kinh tế, phải biết lo cho dân, có tình yêu thương, sự sẻ chia tư duy, cách làm trong khó khăn, và còn nghèo của đại đa số người dân nếu so trên bình diện quốc tế.

 

CP phải có những chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc tạo hành lang môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ phát triển nâng cao thực lực kinh tế quốc gia.

 

Rõ ràng VN chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, không thể dựa vào một anh cao bồi miền Tây đỏng đảnh "không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn", và càng không thể dựa vào anh hàng xóm lớn phía Bắc luôn tìm cách hích chúng ta ở biển Đông, và bẫy chúng ta phụ thuộc sâu vào KT.

 

Và một thế hệ nhân dân phải tự giác hơn trong tìm kiếm các ý tưởng mới, cơ hội mới sản xuất kinh doanh, ưu tiên phát triển tại địa phương, tạo dựng giá trị gia tăng, sở hữu nhà tại địa phương, xây dựng quê hương thay vì chỉ biết mỗi một con đường là lên trung tâm phố thị. Mỗi người, mỗi chủ doanh nghiệp cần chủ động, không thể chờ đợi sự trợ giúp của CP hoặc bất mãn không chịu học hỏi tiến bộ, bị dẫn dụ vởi các tư tưởng cực đoan muốn thay ngay chế độ. CP cũng từ dân mà ra, các bạn hãy gieo vào con cháu sự tử tế, sự quyết tâm dấn thân, học hỏi tri thức để sẽ làm chủ nhân tương lai của đất nước 20 năm nữa.

 

Cầu chúc cho Việt Nam chúng ta bình an vượt qua dịch bệnh, đón đầu chuyển cực, tự lực kinh tế, tự do tư tưởng để bước vào version đầu tiên của nền kinh tế tri thức TK21. Hiệp định EVFTA được EU ký với VN ngay ngày đầu tháng 4/2020 đỉnh của dịch bệnh thể hiện sự quan trọng của một hiệp định tham vọng nhất mà liên minh Châu Âu ký với một nước đang phát triển như VN. VIN đã đón đầu hiệp định bằng việc đầu tư nhà máy sản xuất ô tô (ruột Đức) tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải nơi tập trung nhiều nhà đầu tư, nhà máy Châu Âu nhất ở VN, đã có mặt từ 20 năm trước. Thể hiện 1 điều là ở CMCN lần thứ 4, 70% hệ thống dây chuyền sản xuất ô tô phát triển 150 năm có thể chuyển giao hết chỉ trong vòng 2 năm.

 

Mỹ sau khi đàm phán Hiệp định song phương với Ấn có thể sẽ rút khỏi WTO, và vành đai kinh tế mới sẽ được hình thành ở Ấn, Indo, Malay, Thái Lan, VN, Philippines và Myanmar. Chính phủ Mỹ đã và đang liên tục cử các đoàn khảo sát, và viện trợ nâng cấp nền KT thị trường của chúng ta nhằm đón làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Mỹ, EU, Nhật và Hàn sau dịch.

 

Khi thị trường tài chính TG và VN phục hồi và ổn định, kế tiếp là thị trường CK, tiếp tục là thị trường BĐS- thứ tư liệu sản xuất gốc sẽ ngày càng đắt hơn sau mỗi kỳ sóng Bđs vì vị thế địa chính trị của chúng ta tăng lên và nằm trong vành đai dịch chuyển các doanh nghiệp rời khỏi TQ. Bắt đầu của chu kỳ sau sẽ là sự bùng nổ của dòng vốn ngoại, người nước ngoài sẽ đến VN đông đột biến, phân bố trên nhiều tỉnh đó là xu thế phát triển hội nhập TG không thể đảo ngược. Vành đai của mỗi trung tâm lớn như HN, TP HCM sẽ lại mở rộng thêm các trục giao thông huyết mạch và các trung tâm đô thị mới.

 

Và tính chu kỳ được quyết định bới chu kỳ nợ dài hạn Tê giác xám, Voi Trắng với nội tại kinh tế của VN sẽ được phân tích chi tiết hơn trong bài cuối cùng : Nhận dạng làn sóng Bđs thứ 4, cơ hội phát triển đất nước, củng cố nền sản xuất quốc gia, độc lập kinh tế, nền móng tư tưởng tương lai. Giống như những người yêu nhau hay nói câu ngôn tình với người yêu, VN đã lỡ ở cuộc CMCN lần 1,2,3 nhưng ở lần thứ 4 nhất định Việt Nam sẽ có mặt. Và hành trang để cho chúng ta bước vào làn sóng Bđs thứ 4 là gì, hẹn các bạn ở phần sau và cũng là phần cuối cùng. Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây, và bạn nên đọc lại vài lần nếu có thể để hiểu hơn !!!