Lược sử Thị trường và Doanh nhân Bất Động Sản Việt Nam - Phần 4 - B : Phân tích dự đoán hậu NcoV – Kỳ thiên nga đen 2020

Tin tức thị trường

2020-11-27 09:21:23

Bài viết gồm 5 phần: 3 bài về 3 làn sóng BĐS theo các mốc 1996, 2006, 2016 và 1 bài Phân tích dự đoán tình hình hậu NcoV và bài cuối Nhận dạng làn sóng BĐS thứ 4.

 

Qua 3 bài viết mô tả 3 làn sóng sốt BĐS tương ứng các năm 1996, 2006, 2016, Ad đã sưu tầm và đăng trong www.nhadatkiengiang.vn

 

Theo yêu cầu của rất nhiều bạn đọc, Ad sẽ tiếp tục đăng Phần 4 của loạt bài Lược sử Thị trường và Doanh nhân Bất động sản Việt Nam (theo Vietnambusinessinsider.vn)

 

Do nội dung bài viết tương đối dài và mang tính hàn lâm, Ad sẽ chia Phần 4: Phân tích dự đoán hậu NcoV – Kỳ thiên nga đen 2020 thành 4 Phần: Phần 4A, 4B, 4C, 4D

Cám ơn các bạn thời gian quan đã quan tâm, ủng hộ...

 

PHẦN 4B

SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC THÁCH THỨC SIÊU CƯỜNG MỸ

TQ một quốc gia - một nền văn minh lâu đời đã có nhiều công trình vĩ đại từ 2000 năm trước, đã sớm có nền sản xuất công cụ cho cư dân thành thị tại các kinh thành lớn, có mạng lưới giao thông đường sông rộng khắp thuận lợi cho giao thương buôn bán, và sở trường kinh doanh đã ăn vào máu người TQ từ trong huyết quản từ thời cổ đại, đã làm hàng hóa và các các cơ sở kinh doanh TQ ngày nay bao trùm toàn bộ TG.

 

Kể từ khi mở cửa những năm 1970, TQ đã thu hút nhiều nhân công chất lượng cao, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, công nghệ v.v. từ Tây Âu, Mỹ và sau này các nước khối Đông Âu XHCN cũ, sau 50 năm đã phát triển KT thần tốc và có nhiều công trình hiện đại như cầu và hầm trên biển dài nhất, sân bay lớn nhất, tòa nhà to nhất, v.v. đều là những kỷ lục nhất thế giới.

 

Tại sao TQ đi trước mở cửa trước chúng ta chỉ 20 năm nhưng hạ tầng tại các trung tâm lớn như Thẩm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh (và nhiều TP khác) dường như hơn TP.HCM, HN phải tới hơn cả 100 năm vậy!? Vì dân số TQ quá quá đông, đã có văn hóa sinh hoạt thành thị lâu đời và khi họ tập trung tinh hoa, phát triển ở một trung tâm đô thị ở một thành phố nguồn lực có thể huy động là rất lớn, nên cùng 1 thời gian họ làm được nhanh gấp 5,6 lần chúng ta ở một trung tâm KT trọng điểm.

 

50 năm TQ phát triển nóng đã vươn lên là nền KT thứ 2 thế giới soán vị trí của Nhật Bản trong năm 2010 (Nhật Bản đã từng nắm giữ vị trí số 2 TG trong suốt thời gian từ sau LX sụp đổ). Với tham vọng xây dựng con đường tơ lụa mới - "kế hoạch vành đai con đường" với cửa ngõ vào Châu Âu là đồng minh Ý, vào Arap là đồng minh Iran, vào châu Mỹ là Velezuela, và hầu hết các nước Châu Phi, qua 3 nước Đông Dương tới vịnh Thái Lan v.v nhằm đưa hàng hóa TQ, văn hóa TQ tới các quốc gia này, đổi lại các quốc gia này sẽ phải tích trữ nhiều hơn đồng NDT trong thanh toán và bổ sung thêm vào danh mục dự trữ ngoại tệ mạnh để cân bằng việc in thêm tiền.

 

THỨ GÌ ĐẢM BẢO CHO GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN MỖI NƯỚC TỪ NĂM 1930-1970 ĐÓ LÀ VÀNG & USD

Đồng tiền thời bản vị vàng, khi NHNN của một quốc gia muốn in phát hành một lượng tiền, thì phải đảm bảo một lượng vàng tích trữ tương ứng, sẽ gợi nhớ vì sao khi chính phủ VN đầu tiên thành lập ngoài số vàng lấy được của chế độ cũ thì kêu gọi toàn dân góp vàng cho chính phủ cách mạng để tiến hành in tiền. Và như vậy đồng tiền mang mệnh giá và giá trị, người dân có thể bất kỳ lúc nào dùng tờ giấy in mệnh giá đó (gọi là tiền) mua vàng của CP và ngược lại, khẳng định tờ giấy đã có niềm tin trao đổi, lưu thông. Vàng lại là đơn vị tiền mà hầu hết các quốc gia trao đổi lẫn nhau, và giá trị sẽ tăng vọt nếu có chiến tranh, dịch bệnh. Nhưng tới đại khủng hoảng KT năm 1930 thì chế độ bản vị vàng đã bị bỏ, và bắt đầu hình thành khái niệm vị trí đồng tiền mạnh số 1, số 2, mà các quốc gia khác nếu dùng nó đều gọi là ngoại tệ mạnh.

 

Khủng khoảng KT 1930 diễn biến khủng hoảng kinh tế cũng y hệt như hiện nay, khi khủng hoảng diễn ra toàn thế giới, các dòng tiền đầu tư ra nước ngoài của mỗi quốc gia đều rút về. Chỉ khác là nguyên nhân năm 1930 chủ yếu gây ra bởi 2 khái niệm khủng hoảng tài chính kinh tế học gọi là: bong bóng nợ - “Voi trắng”, suy giảm tăng trưởng do yếu tố chu kỳ "Tê giác xám", hậu quả kết thúc của một chu kỳ nợ dài hạn, được giật dây tác động bởi tài phiệt hàng đầu TG giống như khủng hoảng KT ‪TG 2008 mà CP chúng ta đã có kinh nghiệm ứng phó. Vì vậy ở quy mô quốc gia, tính chu kỳ của TTCK, Bđs mình sẽ mô tả chi tiết hơn về 2 hiện tượng Voi trắng & Tê giác xám trong bài cuối cùng : Nhận dạng làn sóng Bđs thứ 4 - Tại sao thị trường Bđs VN luôn mang tính chu kỳ.

 

Phạm vi của đại khủng hoảng 1930 là toàn bộ các nước tư bản phương Tây vận hành nền KT thị trường là Bắc Mỹ và Châu Âu, kế đó ảnh hưởng gián tiếp đến các nước thuộc địa. Khủng hoảng 1930 thể hiện rõ tính bóc lột giai cấp công nhân của các ông chủ tư bản trong quan hệ biện chứng: Tiền vốn ->sx Hàng->Tiền vốn+"Tiền lợi nhuận". Ở cuộc khủng hoảng 1930 các ông chủ tài phiệt ném hết hàng hóa dư thừa xuống biển nhằm giữ giá hàng hóa, đảm bảo mức lợi nhuận tương lai bất chấp xã hội đói khổ cần nó.

 

Các nước XHCN dựa vào sự tàn nhẫn, bóc lột của CNTB thời điểm đó lấy chủ nghĩa Mác chia đều cái "Tiền lợi nhuận" cho toàn dân như là một sức hút tập trung lực lượng dân cần lao mạnh nhất để thay đổi chính quyền, giải phóng nước thuộc địa. Nhưng sau này CNTB đã tiến hóa, tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp họ đã giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thích nghi, tồn tại, và phát triển thông qua hệ thống sản xuất, phân phối vật chất hàng hóa, dịch vụ khổng lồ, lấp đầy cái dạ dày, thỏa mãn mọi ham muốn của con người, và chinh phục lại TG.

 

Còn các nước CNXH khi chia cái "Tiền lợi nhuận" thông qua KT tập chung đã bộ lộ nhiều lỗi cốt tử của bản chất con người là không thể có sự công bằng tuyệt đối cho tất cả, sự phân chia lại dưới bàn tay con người dễ sai sót, đã tạo ra sự ỷ nại trì trệ, trách nhiệm tập thể, còn lợi ích cá nhân bòn rút ở sau lưng. Nên nền KT các nước XHCN ngày càng đi xuống cho tới khi nó bám theo khái niệm KT thị trường định hướng XHCN.

 

Trở lại tình trạng kinh tế quốc gia suy thoái khi gặp khủng hoảng, đầu tư nước ngoài đột ngột rút vốn (hoặc ngưng rót), các doanh nghiệp bị đình đốn không có doanh thu vì giảm phát, không ai mua hàng hóa, không có ai tiêu tiền, không ai kiếm được tiền, tiền chuyển sang vàng, ngoại tệ và nằm im ở tài khoản ngân hàng, dòng tiền không dịch chuyển. Nếu tình trạng kéo dài, tất cả cùng ôm nhau chết vì doanh nghiệp cần thêm tiền để tồn tại, còn dân lại không muốn mang tiền ra đầu tư. Rõ ràng tiền trong ngân hàng là tiền của dân, không phải tiền của nhà nước, tiền của nhà nước thu chi theo luật ngân sách và nó nằm ở kho bạc. Tiền có ở ngân hàng thương mại (NHTM) huy động từ dân trung bình 7-8%/năm thì không thể cho vay như các gói ưu đãi lãi suất 4-5% mà CP đề ra, chưa kể NHTM còn phải nuôi bộ máy của nó.

 

Vậy muốn vực dậy nền KT, ngân hàng nhà nước (NHNN) phải in bơm thêm tiền vào các ngân hàng thương mại (đổi lấy lại là trái phiếu NHTM). NHTM có nguồn tiền mới lãi suất gần bằng 0% từ NHNN, để cho doanh nghiệp vay thông qua các gói cứu trợ lãi suất thấp. Nếu còn chế độ bản vị vàng thì tiền sẽ không được in thêm nếu không có thêm vàng dự trữ để bảo đảm bản vị - giữ giá trị đồng tiền. Khủng hoảng năm 1930, các nước vẫn theo bản vị vàng thì nền kinh tế quốc gia thiệt hại nặng, các doanh nghiệp hầu hết sẽ chết, tiền sẽ không được in thêm vì khi khủng hoảng KT TG vàng được thu gom tăng giá, bị rút vốn đầu tư hải ngoại, rút về mỗi nước.

 

Như vậy các nước nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng năm 1930 là những nước bỏ bản vị vàng đầu tiên, tức tiền vẫn in thêm tới một ngưỡng đủ dùng cứu nền KT, còn bài toán giữ giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát tính tiếp sau đó. Giữ được doanh nghiệp là giữ được gốc rễ nền KT không bị tàn phá đi lùi có thể 10-20 năm. Tiền được in thêm đã được căn cứ theo tiên lượng GDP của năm kế tiếp, năng lực sản xuất quốc gia và dự trữ ngoại hối đồng tiền mạnh để thanh toán quốc tế. Nguyên lý hoạt động của tất cả các ngân hàng nhà nước của các quốc gia đều như vậy, ngoại trừ Mỹ nơi in tiền là FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ, một tổ chức tư nhân của các gia đình tài phiệt lâu đời của Tư bản thực dân, ông chủ của mọi ông chủ TG.

 

VN non trẻ, từ là một nước thuộc địa của quốc gia bảo hộ Pháp - một nước đại diện của chủ nghĩa tư bản thực dân những năm 1945 trở về trước. Nhiều bạn trẻ sau này lớn lên cứ hay so sánh sự khập khiễng lạc hậu, nghèo đói của chúng ta với phương Tây, tư bản đứng đầu là Mỹ. Họ- giới Tư bản lâu đời đã có quá trình tích lũy tư bản thông qua đô hộ, bòn rút nhân công, tài nguyên khoáng sản, và cụ thể là vàng từ các nước thuộc địa gần 400 năm.

 

Từ năm 1602 công ty Đông Ấn (Hà Lan) đã phát hành cổ phiếu đầu tiên ra thị trường vốn - TTCK sơ khai, để giới tinh hoa Châu Âu mua cổ phiếu giúp công ty Đông Ấn có nguồn lực tài trợ cho các cuộc chiến tranh mở mang thêm thuộc địa đứng đầu giai đoạn ấy là Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Cho tới khi đế quốc Phổ (tiền thân nước Đức) nổi lên muốn phân chia lại thuộc địa, nhưng thất bại trong thế chiến thứ nhất, kiệt quệ khi bồi thường chiến phí lại gặp đại khủng hoảng KT 1930.

 

Hitler với lời hứa phục hồi nền KT, phục hồi sự vĩ đại chủng tộc da trắng Aryan đã thống nhất sức mạnh từ giới quý tộc tới cần lao Đức để khơi mào cuộc chiến TG thứ 2 vẫn là mục tiêu phân chia lại thuộc địa, quyền lợi KT. Cuối cùng Mỹ-Anh và đồng minh phương Tây cùng Liên Xô (LX) chiến thắng khối phát xít, thế giới chia 2 cực. Nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức trong chiến tranh lạnh từ năm 1945 tới ngày LX sụp đổ kinh tế, sụp đổ nhà nước năm 1989, bức tường Berlin được hạ xuống cùng năm đó, nước Đức thống nhất.

 

Họ đã có một quá trình tích lũy tư bản như vậy, còn chúng ta thì chưa. Các nước phục hồi và phát triển KT thần kỳ sau chiến tranh TG II là Nhật, Hàn cũng là nhờ dòng vốn kiến thiết của Mỹ. Chúng ta là một nước thuộc địa, muốn thoát khỏi CNTB thực dân thời điểm đó thì chỉ có một con đường là theo khối XHCN - họ ủng hộ chúng ta vật lực, đường lối, chiến lược để thoát đô hộ thực dân.

 

Vì trước đó VN chúng ta - nhà Nguyễn đã bỏ lỡ một cơ hội mở cửa giao thương, các bến cảng, cho người nước ngoài các nước cùng vào định cư kinh doanh tránh bị xâm lược giống như triều đình Thái đã làm. Nước Thái mở cửa cho các nước thực dân nào cũng có cơ sở làm ăn kinh doanh ở đó, không của riêng ai, nên không nước nào được độc chiếm, đô hộ. Và nhà Nguyễn cũng bỏ lỡ cơ hội kết thân giao lưu với một nước phát triển như nước Nhật để đổi mới cách tân như nước Nhật kết thân với nước Mỹ để đổi mới thời Minh Trị.

 

Trở lại FED chủ sở hữu đồng tiền số 1- với đồng Dollar đầu tiên với tiêu ngữ 'In God We Trust" in trên đồng 1 USD, hàm ý kêu gọi một sự tín thác vào đấng tối cao, một vector cảm hứng cho dân chúng trong chiến tranh và khủng hoảng đã có sức mạnh thần thánh từ khi nào!?.

 

Sau đại khủng hoảng 1930, nhờ chuẩn bị cho chiến tranh TG thứ 2, đầu tư, sản xuất cho chi tiêu quân sự tăng mạnh (giống như chúng ta đang tìm cách tiêu đầu tư công hiện nay để cứu nền KT) đã làm dòng tiền lưu thông trở lại phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đồng Dollar đã ko còn dựa trên nền móng bản vị vàng. Mà nó sẽ được in thêm dựa trên chỉ số GDP, và lúc này dự trữ vàng chỉ là một nhân tố trong đánh giá năng lực sản xuất quốc gia, mà năng lực sản suất quốc gia GDP lại dựa trên thứ nguyên liệu dùng nhiều nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đó là dầu mỏ.

 

Những nước có lượng mỏ trữ dầu nhiều lúc bấy giờ là Liên Xô, khối các nước Arap. Sau chiến tranh TG thứ 2, VN chúng ta là chiến trường chiến tranh ủy nhiệm cuối cùng giữa 2 cực của thời chiến tranh lạnh giữa Tư bản phương Tây Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô, TQ đứng đầu. Đó là những năm tháng mà đồng Dollar đã dựa trên bản vị dầu mỏ, nước nào cũng muốn tích trữ nhiều đồng USD để có thể mua nhiều dầu mỏ phát triển KT.

 

Còn tiếp...

Theo Vietnambusinessinsider.vn